
Hà Nội là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa phi vật thể, mang đặc trưng riêng của văn hóa Thăng Long và xứ Đoài, trong số đó có nhiều di sản văn hóa phi vật thể được công nhận là Di sản thế giới và được ghi danh vào danh mục Di sản quốc gia. Thực tế đã khẳng định, nếu được quan tâm đúng mức những di sản văn hóa phi vật thể sẽ là nguồn tài nguyên có thể đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp văn hoá của Thủ đô.

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, Làng Gốm Bát Tràng không chỉ nổi bật với sắc màu văn hóa truyền thống mà còn là địa điểm độc đáo thu hút khách du lịch.

Trước sức ép đô thị hóa, thách thức lớn nhất mà hầu hết các di sản văn hóa phi vật thể đều phải đối diện, đó là việc giới trẻ hiện vẫn chưa cảm nhận hết giá trị của di sản do bị ảnh hưởng của các trào lưu mới nên ít tìm thấy sự say mê để theo học, thực hành hay thậm chí chỉ để thưởng thức, hưởng thụ các giá trị văn hóa do cha ông sáng tạo và trao truyền lại. Làm sao để tăng sức hấp dẫn của di sản trong lăng kính thế hệ trẻ và đặc biệt tìm giải pháp để văn hóa phi vật thể Hà Nội “sống khỏe” là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu hiện nay.

Hà Nội - đô thị ngàn năm văn hiến, điểm đến lý tưởng để tìm hiểu lịch sử - văn hóa và những giá trị truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Hà Nội đang giữ gìn, bảo lưu những công trình kiến trúc cổ kính đồ sộ, những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, tuyệt mỹ với giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt. Các Di sản hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội giúp góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội; góp phần giới thiệu tới bạn bè quốc tế về một Việt Nam thân thiện, mến khách, giàu bản sắc.

Ngày 24/7, trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 46 của Ủy ban Di sản thế giới tại Trung tâm hội nghị Bharat Mandapam, New Delhi (Ấn Độ), Ủy ban Di sản thế giới (UNESCO) đã chính thức thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).