
Theo thống kê, Hà Nội có gần 6.000 di tích, trong đó có 1 di sản thế giới, 11 di tích quốc gia đặc biệt, 1.182 di tích cấp quốc gia và hàng nghìn di tích cấp thành phố cũng như di tích chưa được xếp hạng

Hôm nay, tại Thủ đô Hà Nội - Trái tim của cả nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội trọng thể, tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Thăng Long - Hà Nội luôn là vùng đất địa linh nhân kiệt, biểu tượng cho tinh thần dân tộc, là hiện thân cho văn hóa Việt Nam. Hà Nội đã được ngợi ca, vinh danh là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thủ đô Anh hùng”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”. Đây chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để Hà Nội vươn lên mạnh mẽ; không chỉ phát huy được những giá trị truyền thống, mà còn trở thành trung tâm kết nối các giá trị toàn cầu, là nơi trao đổi các sáng kiến khu vực và quốc tế vì nền hòa bình, ổn định và phát triển.

Trước năm 1945, dù là Thủ đô của Liên bang Đông Dương nhưng Hà Nội cũng chỉ dưới 10 nhà máy lớn như: Nhà máy điện Yên Phụ, nhà máy bia rượu, nhà máy dệt, gạch ngói, thuộc da, Nhà máy xe lửa Gia Lâm... của chủ Pháp và người Việt. Cơ bản Hà Nội là thành phố tiêu thụ.

Hơn 120 năm trước, Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối hai bờ sông Hồng của Hà Nội, trở thành một phần lịch sử của thành phố. Những ngày mùa thu năm 1954, cây cầu đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô và đóng vai trò kết nối giao thương giữa hai bên bờ sông cho đến hôm nay. Nhiều cây cầu khác lần lượt ra đời những năm sau này tạo nên diện mạo mới ngày càng hiện đại hơn cho thành phố. Đó vừa là nhân chứng lịch sử, vừa là điểm nhấn cho sự phát triển mạnh mẽ của Hà Nội.

Lịch sử của Thủ đô Hà Nội luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước ngày nay.

Sau 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội đã vươn mình không chỉ là biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, một trung tâm kinh tế trọng điểm mà còn là nơi kết tinh những giá trị cao đẹp của thời đại Hồ Chí Minh và khởi nghiệp của nhiều giá trị tinh hoa trong nước và quốc tế, thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư danh tiếng hàng đầu thế giới và là động lực tăng trưởng quan trọng trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa của cả nước.

Khu tái định cư A6 Nam Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) được đưa vào sử dụng từ năm 2010. Mặc dù mới được đưa vào sử dụng chưa đầy 15 năm, các tòa nhà ở đây đã xuống cấp trầm trọng.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) nhiều tuyến phố, địa điểm công cộng tại Hà Nội được trang trí cờ, hoa, pano...